Ngày đăng: 30.05.2022
Lượt xem: 576
Motor cửa cuốn là gì
Cửa cuốn đang là loại cửa nhận được nhiều sự yêu thích của người dùng trên thị trường. Tuy nhiên, ít ai biết về bộ phận đóng vai trò vận hành cửa - motor cửa cuốn. Bài viết của Thành Long sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về thành phần này.
Định nghĩa Motor cửa cuốn
Motor cửa cuốn còn được gọi là động cơ của cửa. Đây là bộ phận giúp vận hành cửa tự động, giúp cửa đóng mở một cách trơn tru. Bộ phận này nhận tín hiệu từ xa và thực hiện việc tự động đóng hoặc mở cửa ở độ xa có thể lên đến 30m.
Ngoài ra, motor của cuốn cũng giúp cho cửa có thể hoạt động dưới tác động của lực kéo khi mất điện. Có thể nói đây chính là linh hồn cửa cửa cuốn, quyết định đến sự êm ái khi vận hành của cửa.
Trên thị trường hiện nay motor của cửa cuốn được phân thành 3 loại phổ biến: motor cửa âm sàn, motor cánh tay đòn, motor cổng trượt tự động. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, tương thích với những loại cổng tự động khác nhau. Theo đấy giá motor cửa cuốn cũng có sự khác biệt.
Motor cửa cuốn âm sàn
Motor cổng tự động âm sàn là loại motor được âm vào nền đất và thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của một chiếc motor cổng thông thường. Loại motor này cũng được chia thành 2 loại: Motor cổng âm sàn cơ điện và motor âm sàn thủy lực.
Trong đó, motor cổng âm sàn cơ điện được sản xuất sử dụng cho cánh cổng nhẹ dưới 400 kg mỗi cánh và loại còn lại cho cánh cổng lớn, nặng tối đa 800kg.
Ưu điểm của loại này là phần động cơ được sâm vào nền, mang đến giá trị thẩm mỹ cao. Tuy nhiên sẽ tạo thêm chút khó khăn trong sửa chữa do phải tháo lớp đậy ở sàn.
Motor cửa cuốn tay đòn
Motor cửa cánh tay đòn là loại motor có cấu tạo 2 cánh tay đòn được gắn trực tiếp lên cánh cổng. Bộ phận này được liên kết với hệ thống tự động và đưa ra những tín hiệu đóng mở của từ trung tâm điều khiển khi có lệnh.
Loại motor này có độ bền cao do giảm được những ma sát trong quá trình đóng mở cổng. Ngoài ra, quá trình thao tác diễn ra nhanh chóng và êm ái, tạo sự tiện lợi cho người dùng.
Motor cửa cổng trượt
Motor cổng trượt là loại motor dành cho cổng trượt. Chúng vẫn hoạt động theo nguyên lý nhận tín hiệu từ trung tâm điều khiển và thực hiện đóng, mở cổng một cách tự động. Đặc biệt, loại cổng có tín hiệu cảm biến khi gặp vật cản động cơ tự động nhưng hoạt động để tránh những tổn hại.
Về độ bền, loại này và motor cổng trượt có độ bền cao hơn loại âm sàn. Tuy nhiên, sẽ thường xuất hiện những tiếng ồn trong quá trình đóng, mở cổng, nhất là với loại motor cổng tự động cũ.
Cấu tạo của motor của cuốn mỗi loại sẽ có những đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên chúng đều sẽ có những phần cơ bản sau:
Phần động cơ: Phần động cơ được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là roto (phần quay) và stato (phần đứng yên).
Phần phanh hãm: Đây là bộ phận khá quan trọng, nó được cấu tạo bởi 2 rơ le đóng mở để thực hiện hiệu lệnh của bộ phận điều khiển từ xa.
Nam châm điện: Bộ phận này đóng vai trò hút nhả bố thắng nối motor của cửa cuốn và bộ tời của cửa cuốn bằng xích bình thường. Khi hoạt động nam châm sẽ hút bố thắng đồng thời tiến hành nhả ra cho motor cửa cuốn chạy.
Bộ phận truyền động: Motor đóng vai trò truyền chuyển động tròn của motor sang thành chuyển động thẳng của thân cửa, từ đó giúp cửa đóng mở theo ý muốn một cách trơn tru. Hoạt động này nhờ vào bộ phận truyền động.
Sơ đồ motor của cuốn
Sơ đồ mạch điều khiển cửa cuốn này thường phổ biến đối với những loại motor xoay chiều AC chứa xích kéo ngoài. Một số dòng chứa sợi dây dừng và dây lửa được nối với nhau bằng rơ le thường mở.
Motor cửa cuốn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cửa tự động.Tùy vào nhu cầu sử dụng sẽ chọn loại motor phù hợp. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về bộ phận này.